CHIA SẺ

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

TÌM HIỂU GIÁ MÁY BIẾN ÁP 3 PHA


Khi mua máy biến áp 3 pha, giá máy biến áp 3 pha luôn là đề tài cộng đồng đặt nhiều dấu hỏi. Tại sao như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Máy biến áp 3 pha
Giá máy biến áp 3 pha – hỗn loạn thị trường
Không phải mọi máy biến áp 3 pha cùng chủng loại đề được bán ra với giá giống nhau. Thực tế, thị trường cung cấp máy biến áp đang diễn ra vô cùng phức tạp. Cùng 1 mẫu mã máy nhưng giá thành của chúng lại không hề giống nhau, có nơi bán giá quá thấp nhưng kỳ thực hàng lại là hàng fake, hàng giả, có nơi bán giá quá cao, chênh lệch lớn so với giá hãng. Điều đó khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi cần mua máy biến điện áp. Họ hoang mang vì họ không biết liệu với mức giá mà họ đang trả có mang về cho họ 1 sản phẩm xứng đáng, hay chỉ là kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”, tiếp thị 1 đằng, chất lượng  1 nẻo.
Đáng nói hơn, mua nhầm máy biến áp rởm có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không những không đạt được  điện áp đúng với giá trị mong muốn, một máy biến áp 3 pha giả có thể dễ gây cháy nổ, nguy hiểm tới tính mạng con người.
Bởi vậy, việc nắm rõ mức giá chính xác của sản phẩm cũng là cách giúp người tiêu dùng tránh được mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng yếu kém phẩm chất.
Giá máy biến áp 3 pha

Vậy giá máy biến áp 3 pha là bao nhiêu?
Theo kinh nghiệm người tiêu dùng và chia sẻ từ nhà sản xuất, giá máy biến áp 3 pha phụ thuộc vào 3 nhân tố chính: Chủng loại, thương hiệu và nhà cung cấp, cụ thể:
Máy biến áp 3 pha hạ thế sẽ có mức giá không giống máy biến áp trung thế. Thường thì máy biến áp hạ thế có giá thấp hơn máy biến điện áp trung thế.
Hiện nay, 3 thương hiệu biến áp nổi tiếng được nhiều người lựa chọn bao gồm: máy biến áp lioa, máy biến áp thilibi, máy biến áp abb. Với mỗi thương hiệu khác nhau, nhà sản xuất cũng niêm yết 1 mức giá bán ra không giống nhau.
Cuối cùng, việc chọn nhà cung cấp quyết định nhiều đến giá máy biến áp. Việc mua máy biến áp ở tận nơi sản xuất thường đem đến người dùng nhiều lợi ích về kinh tế, tuy nhiên, đó là điều khó thực hiện. Vì vậy, thay vì mua trực tiếp tận xưởng, người tiêu dùng sẽ chọn mua ở các đại lý trung gian.
Nếu chọn được những đại lý cung cấp máy biến áp uy tín, bạn sẽ có cơ hội mua sản phẩm với giá phải chăn, và ngược lại, nếu không may rơi vào bẫy lừa của những nhà cung cấp thiếu đạo đức, khả năng mua máy biến áp với giá trên trời, dưới bể là điều khó tránh khỏi.
Tốt nhất, khi chọn 1 địa chỉ để lui tới, cần dành thời gian để tìm hiểu kỹ qua bạn bè, người thân và các nguồn tin cậy.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU VÀ MÁY BIẾN ÁP CÁCH LY


Trên thị trường hiện nay đang sử dụng 2 loại máy biến áp, đó là máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp cách ly. Mỗi loại máy biến áp đều có cấu tạo và mang những nét đặc trưng riêng phù hợp với từng mục đích sử dụng. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiễu rõ hơn về sự khác nhau của 2 loại sản phẩm này nhé.

Máy biến áp 

Sự khác nhau giữa biến áp tự ngẫu và biến áp cách ly

Về cơ bản, máy biến áp cách ly và máy biến áp tự ngẫu đều có cùng công suất, điện áp vào ra giống nhau. Tuy nhiên, ngoài tính năng chống giật, biến áp cách lý có ưu điểm hơn về tần số chuẩn, dòng điện ít bị nhiễu. Trong thực tiễn, biến áp cách ly chỉ được dùng cho các thiết bị có yêu cầu về điện cao như thiết bị âm thanh, thiết bị y tế…nên không được sử dụng phổ biến như máy biến áp tự ngẫu. Đồng thời, giá thành của máy biến áp cách ly cũng cao hơn biến áp tự ngẫu rất nhiều lần.
Biến áp tự ngẫu là thiết bị điện có cuộn dây sơ cấp và thứ cấp

1/ Biến áp tự ngẫu

Máy biến áp tự ngẫuthiết bị điệncuộn dây sơ cấp và thứ cấp có liên quan về điện nên không có tính năng chống giật và thường làm nhiệm vụ biến đổi điện áp. Nguyên lý làm việc của máy biến áp tự ngẫu sẽ dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Trong máy biến áp tự ngẫu, dòng điện sẽ được tạo ra ở cuộn sơ cấp khi nối với nguồn hiệu điện thế sơ cấp kèm theo một từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này được tạo nên từ trong mạch điện thứ cấp với hiệu điện thế thứ cấp. Hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp là nhờ từ trường và sự biến đối này phụ thuộc chủ yếu vào số vòng quấn trên lõi sắt.

2/ Biến áp cách ly
Biến áp cách ly là gì

Biến áp cách ly là loại thiết bị điện có cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp chỉ được ghép với nhau bằng từ mà không ghép bằng điện nên có sự cách biệt và độc lập về điện.
Trong biến áp cách ly, điện áp xoay chiều sơ cấp sẽ đi vào cuộn sơ cấp và sinh ra nguồn từ trường biến thiên. Lúc này sẽ xuất hiện một sức điện động cảm ứng ở các cuộn dây thứ cấp. Tùy thuộc vào sự chênh lệch số vòng dây giữa cuộn giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp mà có tương quan điện áp khác nhau, có thể là tăng thế hoặc hạ thế.

Đặc điểm của biến áp cách ly là bất kỳ điểm nào trên cuộn thứ cấp đều có giá trị hiệu điện thế bằng 0 so với mặt đất. Do đó, khi cơ thể chúng ta chạm vào hạ áp hay vỏ thiết bị cũng sẽ không bị điện giật. Cuộn dây sơ cấp và cuộn thứ cấp trong biến áp cách lý thường mang các đường đặc tính Volt-ampère khác nhau. Đồng thời, hiệu quả truyền năng lượng giữa hai cuộn dây này do độ hỗ cảm quyết định.



MỘT SỐ SỰ CỐ MÁY BIẾN ÁP THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ


Máy biến áp là một mắt xích quan trọng trong các thành phần cấu thành của một hệ thống điện hoàn chỉnh. Khi có các hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số sự cố máy biến áp thường gặp và cách xử lý để các bạn có thể áp dụng khi cần thiết.
Máy biến áp

Một số sự cố máy biến áp thường gặp

Trong quá trình vận hành, nếu thấy máy biến áp có những biểu hiện bất thường như có tiếng kêu khác lạ, máy bị nóng quá mức, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ hay bộ điều chỉnh điện áp hoạt động không ổn định thì phải tìm ra nguyên nhân ngay lập tức và báo cho cấp quản lý để ghi vào sổ nhật ký vận hành.
Khi lắp đặt máy biến áp tại trạm, người sử dụng hoặc chủ đầu tư phải thường xuyên có sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ để tránh trường hợp công nhân lắp ráp thực hiện các thao tác không đúng kỹ thuật như lắp lệch hoặc làm hỏng các êcu ty sứ, làm hở đối với máy kín… Điều này có thể ảnh hưởng và gây sự cố khi máy được vận hành.
Đối với các máy biến áp có chế độ đóng điện vận hàng bất thường thì cần có sự kiểm soát và tuân thủ việc hướng dẫn của nhà chế tạo để thử nghiệm trước khi tiến hành đóng điện lại. Khi máy biến áp có trục trặc xảy ra phải bắt đúng bệnh để kịp thời xử lý.
Một số sự cố máy biến áp thường gặp

Cách xử lý khi máy biến áp gặp trục trặc

Trong các trường hợp sau đây máy biến áp phải được đưa ra khỏi hệ thống vận hành: có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy, máy nóng lên liên tục trong điều kiện làm mát bình thường và phụ tải định mức, dầu tràn ra ngoài máy, mức dầu hạ quá thấp so với mức quy định, dầu đột ngột thay đổi màu sắc, đầu cốt nóng đỏ…
Khi máy biến áp quá tải cao hơn so với mức quy định, cần tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy. Đồng thời, khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp tăng lên quá mức giới hạn phải tiến hành giảm bớt nhiệt độ bằng việc kiểm tra phụ tải của máy cũng như nhiệt độ môi trường làm mát, thiết bị làm mát và tình trạng thông gió của buồng đặt máy.
Cách xử lí máy biến áp khi gặp trục trặc

Trong trường hợp nhiệt độ của máy biến áp lên cao nhưng không rõ nguyên nhân nên cắt điện để sửa chữa. Nếu điều kiện vận hành không cho phép cắt điện hoặc vẫn có thể sửa chữa khi không cần cắt máy thì chỉ cần ngưng hoạt động của thiết bị làm mát. Đồng thời, điều chỉnh để giảm bớt phụ tải sao cho phù hợp với với công suất của máy biến áp trong điều kiện vận hành không có thiết bị làm mát.
Còn khi mức dầu hạ thấp quá mức quy định thì cần phải tiếp tục bổ sung lượng dầu cần thiết theo đúng quy trình.


Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

MÁY BIẾN ÁP CÓ CHỨC NĂNG GÌ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN?


Máy biến áp có chức năng gì trong hệ thống điện? Với những người am hiểu về điện, đây không phải là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, với những người không có chuyên môn ngành, máy biến áp là gì và chức năng của máy biến áp không phải ai cũng nắm rõ.
Máy biến áp


Máy biến áp là gì?

Thực chất, máy biến áp là thiết bị được ứng dụng nhằm khắc phục những tổn hao trong quá trình truyền điện. Và đúng với tên gọi, máy biến áp hay còn gọi là máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi điện áp giữa hai đầu mạch điện dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Cấu tạo của máy biến điện áp

Cấu tạo của máy biến điện áp

Cấu tạo chung của nhiều loại máy biến áp thường có hai cuộn dây quấn quanh một lõi kim loại, trong đó dây được nối với nguồn điện để thu năng lượng được gọi là dây quấn sơ cấp, dây còn lại được nối với tải tiêu thụ để đưa điện năng ra được gọi là dây quấn thứ cấp.
1
Điện áp thu được ở đầu của mỗi cuộn dây trên tương ứng là điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp. Tương tự dòng điện hay công suất ở mỗi đầu cuộn dây đề có tên gọi tương ứng. Dây quấn có điện áp cao được gọi là dây quấn cao áp, dây quán có điện áp thấp được gọi là dây quấn hạ áp.
Trong nguyên lý làm việc của máy biến áp, nếu điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp thì máy đó được gọi là máy tăng áp. Ngược lại, điện áp thứ cấp nhỏ hơn điện áp sơ cấp được gọi là máy hạ áp. Tùy vào điện áp cần sử dụng và mục đích truyền tải mà người ta dùng mỗi loại máy biến áp khác nhau.

Nguyên lý hoạt động của máy biến áp

Máy biến áp hoạt động được dựa trên nguyên lý cơ bản sau :
  • Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra một từ trường.
  • Sự biến thiên từ thông qua cuộn dây là suất hiện suất điện động cảm ứng

Chức năng của máy biến áp
Chức năng của máy biến áp

Máy biến áp được hoạt động với các chức năng như :
  • Biến đổi giá trị điện áp xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số của nó.
  • Truyền tải điện năng đi xa mà ít gây ra hao phí, tiết kiệm điện năng.
Ngoài ra máy biến áp còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, dùng để đưa ra mức điện áp thích hợp cần tiêu thụ, thích hợp với điện áp định mức của nhiều dụng cụ điện.

Các loại máy biến áp phổ biến hiện nay

Hai loại máy biến áp được sử dụng nhiều là máy biến áp tăng áp và máy biến áp hạ áp. Ngoài ra, nếu phân loại theo công suất, các loại máy biến áp phổ biến bao gồm máy biến áp 1000kva, máy biến áp 110v, máy biến áp 12v, máy biến áp 250kva,…




Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU 3 PHA


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy biến áp tự ngẫu. Trong đó, máy biến áp tự ngẫu 3 pha vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Vậy bạn đã biết gì về công dụng cũng như nguyên lý làm việc của máy biến áp tự ngẫu 3 pha? Nếu chưa nắm rõ thì hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Máy biến áp

Công dụng của máy biến áp tự ngẫu 3 pha

Máy biến áp tự ngẫu 3 pha là loại máy biến áp cuộn sơ cấp và thứ cấp có liên quan về điện, không có khả năng chống giật, với nhiệm vụ biến đổi điện áp.
Máy biến áp tự ngẫu 3 pha đóng vai trò là thành phần thiết yếu của hệ thống truyền tải điện năng và các trạm biến áp. Theo đó, máy biến áp tự ngẫu có khả năng chuyển đổi hiệu điện thế sang đúng giá trị mong muốn, sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời, đảm bảo cho sự vận hành liên tục của các xí nghiệp, phân xưởng…
Công dụng của máy biến áp tự ngẫu 3 pha

Máy biến áp tự ngẫu thường có một cuộn dây vừa làm nhiệm vụ của cuộn sơ cấp và vừa làm nhiệm vụ của cuộn thứ cấp. Cuộn dây này sẽ có tác dụng giảm và triệt tiêu các hài bậc cao, dùng để lắp tụ bù hoặc để lấy dòng điện tự dùng cho trạm. Máy biến áp tự ngẫu 3 pha thường được dùng trong mạng lưới điện 220kV trở lên, nguồn năng lượng được truyền từ cuộn sơ cấp sang thứ cấp bằng con đường trực tiếp và gián tiếp thông qua từ thông.
Nguyên lý làm việc của máy biến áp tự ngẫu 3 pha
Nguyên lý làm việc của máy biến áp tự ngẫu sẽ dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ. Trong đó, máy biến áp thực hiện việc truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua nguồn cảm ứng điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn thứ cấp sẽ tạo ra trường điện từ và từ đó sản sinh dòng điện cảm ứngcuộn thứ cấp. Lúc này cần bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng.
Nguyên lý làm việc của máy
Máy biến áp tự ngẫu 3 pha sẽ hoạt động theo 2 hiện tượng vật lý: Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo nên từ trường và sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo thành một nguồn hiệu điện thế cảm ứng.
Dòng điện được tạo ra ở cuộn sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp và một từ trường biến thiên bên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này được hình thành trong các mạch điện thứ cấp và một hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy, thông qua từ trường, hiệu điện thế sơ cấp có thể làm thay đổi hiệu điện thế thứ cấp. Và sự biến đổi này điều chỉnh được qua số vòng quấn trên lõi sắt.